Tìm hiểu về Cross-selling trong website thương mại điện tử
16/04/2021 13:01 | Comments
Cross-selling là phương pháp có thể khiến cho khách hàng sẵn sàng mua ngay và luôn mà không cần tốn nhiều thời gian tư vấn. Vậy Cross-Selling có nghĩa là gì? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp được xem như nghệ thuật bán hàng này của các doanh nghiệp nhé.
Nội Dung Chính
- 1 Bán chéo (Cross-Selling) là gì?
- 2 Một số cách thức bán chéo doanh nghiệp nên áp dụng
- 3 Khởi tạo các hình thức Cross-selling hiệu quả
- 4 Điểm mặt 5 tiêu chí làm nên website bán hàng chuyên nghiệp
- 5 Giải pháp quản lý vận hành doanh nghiệp nhờ website thương mại điện tử
- 6 Những điều trong việc vận hành website thương mại điện tử cần lưu ý
Bán chéo (Cross-Selling) là gì?
Bán chéo là phương thức gợi ý sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung cùng loại cho khách hàng, giúp gia tăng doanh thu trung bình từ một lần mua hàng. Chẳng hạn, khi bán một chiếc giường cho khách hàng, bạn có thể gợi ý khách hàng mua thêm chăn, ga, gối…
Nhắc đến bán chéo, hẳn rằng chúng ta đều sẽ nghĩ ngay đến case study Mcdonald’s, thương hiệu tiên phong về hình thức cross selling, giúp gia tăng doanh thu và trải nghiệm khách hàng đáng kể cho doanh nghiệp.
Hay các ví dụ tiêu biểu khác có thể kể đến như thegioididong, dienmayxanh… Đối với khách hàng mua điện thoại di động và laptop tại Thế giới di động, doanh nghiệp này đều gợi ý các loại phụ kiện phù hợp đi kèm như tai nghe, miếng dán nhãn, vỏ điện thoại, pin dự phòng…
Một số cách thức bán chéo doanh nghiệp nên áp dụng
Khi áp dụng hình thức cross selling, bạn có thể giới thiệu tới khách hàng một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ liên quan đến những thứ họ vừa mua. Đây cũng chính là hình thức thể hiện bạn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng.
Một số hình thức bán chéo doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng bao gồm:
- Bán kèm với sản phẩm chính: Doanh nghiệp có thể bán chéo bằng cách gợi ý một số sản phẩm phụ hoặc bản nâng cấp của sản phẩm giúp khách hàng có thể sử dụng sản phẩm ngay khi mua hàng xong.
- Tạo nhiều ưu đãi: Bạn có thể sử dụng phiếu quà tặng hoặc phiếu giảm giá cho những đơn hàng đạt hoặc vượt 1 giá trị nhất định nào đó, cũng có thể thưởng tích điểm cho khách hàng.
- Gợi ý các combo sản phẩm: Các sản phẩm có tính năng bổ sung cho nhau được gộp chung thành một gói sản phẩm với mức giá hấp dẫn sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình được lợi.
- Giao hàng miễn phí: Hình thức giao hàng miễn phí luôn khiến người mua sắm hào hứng và kích thích khách mua hàng nhiều hơn để đổi lấy các sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí.
Chẳng hạn, tại website của Rodalink, thương hiệu bán xe đạp hàng đầu Đông Nam Á, đối với sản phẩm xe đạp Polygon Sepeda BMX 20 Rogue, thương hiệu này sẽ gợi ý thêm một số sản phẩm liên quan khác như mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, bơm xe, gang tay…
Khách hàng khi mua xe đạp thì thường sẽ có nhu cầu mua một số vật dụng đi kèm như mũ bảo hiểm, gang tay, bơm xe…. Chính vì vậy, Rodalink đã gia tăng doanh thu nhanh chóng từ việc áp dụng phương thức bán hàng Cross – selling này.
Khởi tạo các hình thức Cross-selling hiệu quả
Khi áp dụng hình thức bán chéo, doanh nghiệp luôn quan tâm đến doanh số. Trong khi đó, khách hàng lại chỉ để ý tới sản phẩm. Vì vậy, những sản phẩm doanh nghiệp gợi ý cần phù hợp với nhu cầu hoặc làm tăng giá trị sử dụng cho khách hàng.
Để giới thiệu sản phẩm phù hợp cho khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến thuật của hình thức bán chéo cũng như thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Thu thập thông tin khách hàng
Chúng tôi hỗ trợ thu thập tất cả các thông tin của khách hàng khi mua hàng tại website. Sau đó, hệ thống sẽ tự động phân loại các dữ liệu này dựa trên các trường giá trị khác nhau như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý…
Những thông tin này sẽ giúp bạn gợi ý các sản phẩm liên quan nhằm tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình thành công.
Ghi nhớ hành vi và lịch sử mua hàng
Mọi tương tác của khách hàng trên website cũng là nguồn dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng mình.
Những thông tin như từ khóa khách hàng sử dụng để tìm kiếm, lịch sử tìm kiếm gần nhất, sản phẩm yêu thích… từ đó hiểu được sản phẩm khách hàng đang có nhu cầu nhiều nhất.
Phân tích và gợi ý các sản phẩm phù hợp
Sau khi thu thập được các thông tin, dữ liệu và hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, hệ thống sẽ tự động gợi ý các sản phẩm liên quan để kích thích khách mua hàng nhiều hơn.
Cross – selling với chiến lược phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vượt trội.
Bài viết liên quan:
Điểm mặt 5 tiêu chí làm nên website bán hàng chuyên nghiệp
Giải pháp quản lý vận hành doanh nghiệp nhờ website thương mại điện tử
Những điều trong việc vận hành website thương mại điện tử cần lưu ý
Để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh trực tuyến thật tốt, doanh nghiệp có thể liên hệ chuyên viên tư vấn SEO và chăm sóc website của WEBSITE84.com đã hỗ trợ thông tin và triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến hiệu quả.
WEBSITE84.com cung cấp dịch vụ quản trị web và chăm sóc web với nguyên lý xây dựng riêng nhằm TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI MUA HÀNG cho doanh nghiệp từ năm 2007.
Công ty chăm sóc web Việt Nam
✅ Điện thoại: 028 6292 1313
✅ Email: support@website84.com