SEO OnPage là một trong những quy trình quan trọng nhất bạn có thể sử dụng, không chỉ để đạt được thứ hạng cao hơn mà còn để chạy các chiến dịch SEO thành công. Trang web là điểm tập trung của tất cả các quy trình SEO và nếu nó không được tối ưu đúng cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng, cơ hội thành công của bạn sẽ được giảm thiểu. Ở bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức về SEO Onpage – 11 yếu tố SEO onpage mà nhất định bạn phải biết, cùng tìm hiểu nhé.

​Tư duy SEO Onpage

SEO Onpage là đi tối ưu những yếu tố trên trang nhằm giúp cho Google:

  • Hiểu được nội dung của Webpages/Website
  • Hiểu được mức độ ưu tiên trong Website/Webpages
  • Và đánh giá mức độ liên quan đến truy vấn tìm kiếm của USER

​Cách thức mà Google Bot quét

​Trước tiên, Google Bot đi theo Sitemaps để quét toàn bộ Website, đồng thời nó sẽ bắt đầu tìm kiếm các đường link để quét và, đưa vào dữ liệu tổng. Sau quá trình quét bên ngoài, chúng sẽ được index, index xong sẽ cho điểm. Bạn phải tối ưu đường dẫn URL vì Google đánh giá điểm cho URL, so sánh với các đối thủ khác. Ngoài ra Google còn có bộ phận tracking, xem người dùng họ phản hồi thế nào, có bộ phận ghi lại kết quả lượng tương tương tác, Google đánh giá lại và xếp hạng tiếp, quy trình lặp đi lặp lại như vậy liên tục và xếp hạng liên tục.

​Các yếu tố SEO Onpage

​Trong SEO Onpage sẽ có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những yếu tố cơ bản nhất, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

​1. Title

Title hay Meta title sẽ giúp cho Google Bot và người dùng hiểu được một phần nội dung của trang web đang viết về những vấn đề gì. Thuật toán Rank Brian của Google có thể dựa vào tỉ lệ CTR (tỷ lệ nhấp chuột) để xếp hạng website đó. Do đó, một tiêu đề được viết thu hút và chuẩn SEO là cực kỳ cần thiết trong việc xếp hạng.

Tham khảo cách viết Title:

  • Nên chưa từ khóa cần SEO
  • Nên chứa những con số. Ví dụ: thay vì viết “những cách giảm cân …”, bạn nên viết thành “#7 cách để giảm cân hiệu quả và bền vững” sẽ giúp người dùng nắm bắt hơn về những cách giảm cân.
  • Nên cụ thể, rõ ràng và định hướng lợi ích cho người đọc. Ví dụ: thay vì viết “Những cách để giảm cân …” bạn có thể viết như sau để thu hút hơn “#7 cách để có vòng 2 thon như Ngọc Trinh”.
  • Làm nổi bật hơn nữa Title của bạn bằng cách dùng những ký tự đặc biệt. Cũng dựa trên ví dụ trên và bạn có thể viết lại “#7 cách để có vòng 2 thon gọn [như Ngọc Trinh].

​2. URL

  • URL nên đặt ngắn gọn và có chưa từ khóa chính
  • Nên viết theo dạng: xyz.com/cach-viet-url/

​Cách phân bổ từ khóa trong URL

  • Từ khóa chính nằm trên Landing Page cần SEO
  • Nếu bài phụ trợ cho Landing Page thì phải chứa từ khóa có Volume Search cao nhất trên URL để có thể mở rộng từ khóa theo thời gian.

​3. Meta Description

  • Meta description là đoạn mô tả trang web, góp phần to lớn làm tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
  • Cách viết Meta Description cũng tương tự như Title.
  • Có 3 loại content là Structures content, Featured content, Normal content. Ứng với mỗi loại content sẽ có cách viết meta description khác nhau.

​4. Headings

  • Headings giúp tạo ra bố cục cho bài viết, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt bài viết dựa vào các headings.
  • Headings cũng giúp Google Bot hiểu được ý nghĩa của trang web đó.
  • Nên đưa từ khóa và Heading để giúp Google Bot hiểu hơn về nội dung đang có trên trang.

​5. Nội dung bài viết

  • Trong khi viết nội dung chuẩn SEO, bạn nên cố gắng tạo ra những nội dung không bị trùng lặp. Google không muốn đưa những nội dung đã có sẵn ở những Website khác cho người dùng nữa.
  • Mật độ từ khóa trung bình của mỗi bài viết rơi vào khoảng 1.2% đến 1.8%.
  • Việc giữ chân người dùng trên trang Web đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ việc kết hợp sử dụng Multimedia như Video, Hình ảnh chất lượng, Infographic…; bố cục trình bày đẹp mắt, Font chữ và cỡ chữ vừa phải, hợp lý.
  • Bố cục của bài viết ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng (UX). Sẽ không ai thích đọc một bài viết chi chít chữ san sát nhau và không có bất kỳ hình ảnh hay video nào.

​6. Hình ảnh

Google Bot không thể nhìn và hiểu được hình ảnh như cách mà con người nhìn thấy. Nó chỉ hiểu được thông qua những mô tả mà chúng ta gán cho hình ảnh đó.

  • Cách tối ưu File Name: Đổi tên hình ảnh theo định dạng: ten-hinh-anh-co-chua-tu-khoa và đánh số ở cuối nếu nhiều hình ảnh dùng tên.
  • Tối ưu dung lượng: Nên nén hình ảnh cuống một kích thước là dưới 500kb để tránh làm Website bị tải chậm khi có nhiều người truy cập vào cùng một thời điểm. Bạn có thể sử dụng công cụ tinyjpg.com
  • Tối ưu thẻ Alt (Alternative nghĩa là thay thế): Do những con Bots không thể hiểu được bức ảnh đang thể hiện nội dung gì nên cần bạn phải mô tả chúng trong thẻ Alt).
  • Tối ưu chú thích hình ảnh: Hình ảnh nên có chú thích để giúp cho Google Bot hiểu hơn về bức ảnh.

​7. Thuật toán Panda & Hummingbird

Phạm vi mà thuật toán áp dụng:

  • Duplicate (nội dung trùng lặp)
  • Plagiarized or thin content (nội dung ăn cắp hay bài viết có nội dung rỗng)
  • User-gểnated spam (spam do cố ý)
  • Keyword stuffing (nhồi nhét từ khóa)
  • Low-quality content (nội dung kém chất lượng)

​8. Cách SEO nhiều từ khóa trong một bài

​Cách SEO nhiều từ khóa trong 1 bài tối ưu hiện nay chính là dùng LSI Keywords. Vậy LSI keyword (từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn) là gì? LSI keywords là những từ khóa liên quan đến chủ đề bạn đang viết. Việc sử dụng LSI giúp cho Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn.

​Ví dụ: Với cụm từ Windows, Google sẽ không hiểu nó là hệ điều hành hay cái cửa sổ. Bạn cần dùng những từ khóa liên quan để làm cụ thể hơn về chủ đề đó. Nếu viết về hệ điều hành windows, bạn cần dùng những từ liên quan như RAM, Core i5, i7, Microsoft, phần mềm, vi xử lý,… Còn nếu viết về cửa sổ, bạn nên dùng các từ khóa như Nhôm kính, phòng bếp, phòng ngủ, màu sơn,…

Cách tìm LSI keyword cũng khá đơn giản, bạn có thể dùng Wikipedia, Google Suggestion, Google Related Results. Bằng việc sử dụng LSI vào Headings, Title, Content giúp tránh việc Google phạt do nhồi nhét từ khóa và làm nội dung trở nên đa dạng và dễ hiểu hơn.

9. Page Quality Rating (E-A-T)

Page Quality Rating được xác định dựa trên 3 yếu tố sau đây:

  • Expertise: Tác giả là chuyên gia,… Nếu không có tác giả đại diện (Có thể không cần)
  • Authoritativeness: Mức độ uy tín của Website trên môi trường Internet/ngành/lĩnh vực! Được nhiều site có uy tín trỏ về hoặc mention về.
  • Trustworthiness: Website/dịch có tin cậy hay không. Hoặc dựa trên các tiêu chí như SSL, địa chỉ xác thực, business thực, review – đánh giá thực, social existent,…

Cách cải thiện điểm E-A-T:

  • E-A-T cao nghĩa là nội dung được viết bởi một người hoặc tổ chức với bản quyền hợp lệ cho những nội dung có liên quan đến Website.
  • E-A-T cao nghĩa là nội dung được sản xuất thường xuyên và được chỉnh sửa, được đánh giá và cải tiến liên tục. (Đăng nhiều bài lên hệ thống Social Network, Website và Seeding)
  • Việc xây dựng điểm E-A-T, Content là yếu tố quyết định. Website nên có những thứ này làm bắt buộc rồi sau đó hãy nghĩ đến việc SEO Offpage. Như vậy thì mới bền vững và hạn chế việc dance mạnh từ khóa.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh vi phạm nguyên tắc “Potential Harmful Page” do Google đưa ra ở một số tiêu chí sau:

  • Nội dung bàn về vấn đề đồi trụy (ấu dâm)
  • Hướng dẫn từng bước cách lật đổ chính trị, khủng bố,…
  • Truyền bá những tư tưởng cực đoan, tiêu cực
  • Nội dung cổ động các hành vi gây hại cho cơ thể.

Để cải thiện điểm danh tiếng thương hiệu, trong bài viết cần có những tiêu chí sau đây:

  • Đánh giá sao trong bài viết
  • Comments
  • Đánh giá từ những chuyên gia (Hot Profile)
  • Gia tăng lượng bài viết nói tốt về [Website] trên Internet
  • (News articles, Wikipedia articles, blog posts, magazine articles, forum discussions, and ratings from independent organizations can all be sources of reputation information)

Những câu lệnh kiểm tra độ phổ biến của thương hiệu

  • [*Brand/Web của bạn* -site:*Brand/Web của bạn*.com]: Kiểm tra thương hiệu ngoại trừ các tin từ website
  • [“*Brand/Web của bạn*.com” -site:*Brand/Web của bạn*.com]: Kiểm tra tên miền *Brand/Web của bạn*.com ngoại trừ các tin từ website
  • [*Brand/Web của bạn* reviews/đánh giá -site:*Brand/Web của bạn*.com] Kiểm tra Reviews về *Brand/Web của bạn* ngoại trừ các tin từ website
  • [“*Brand/Web của bạn*.com” reviews/đánh giá-site:*Brand/Web của bạn*.com]: Reviews về site *Brand/Web của bạn*.com trừ các tin từ Website

Làm tương tự với tên tác giả.

10. HITS & Model Internal Linking

Google có thể thống kê được có bao nhiêu liên kết trỏ về Website hay 1 URL cụ thể bằng công cụ Search Console. Số liên kết trỏ về 1 URL là một tín hiệu báo cho Google biết đâu là trang được sự ưu tiên. Nofollow hay Dofollow chỉ là những thuộc tính để báo cho Google Bot biết là đường dẫn nào nên đi tiếp, đường dẫn nào không. Việc thu thập và thống kê xảy ra trên cả hai thuộc tính này. Do đó mà sự ưu tiên mà Google Bot nhận thấy phụ thuộc vào số lượng liên kết về chứ không phụ thuộc vào thuộc tính Do hay No-follow.

Theo HITS, một trang web sẽ được đo bằng hai thuộc tính là tính HUB và tính Authority. Một trang có tính HUB tốt sẽ chỉ tới một trang có tính Authority tốt và ngược lại. Do đó mà khi xây dựng Internal links, cần xác định đâu là trang cần SEO chính, sau đó những trang support sẽ trỏ về để tăng tính Hub. Đồng thời, một trang nên có cả tính Hub và Authority.

Bề phần mô hình Internal Links, thông thường sẽ có 2 mô hình Internal links phổ biến là mô hình Link Wheel và mô hình Kim Tự Tháp. Mô hình Link Wheel được áp dụng cho những bài viết cùng danh mục, chúng sẽ được trỏ theo hình vòng tròn và trỏ về Landing Page SEO chính tạo thành vòng tròn khép kín. Mô hình Kim Tự Tháp phù hợp với dạng SEO danh mục, sức mạnh sẽ được truyền từ danh mục nhỏ lên danh mục lớn và nên đi từ dưới lên trên, tránh làm điều ngược lại.

​11. Outbound Links

​Bên cạnh Internal Links, việc xây dựng Outbound Links là cần thiết khi Onpage để tăng tính Hub. Đồng thời, sử dụng Outbound Links sẽ giúp bổ trợ nghĩa cho nội dung trên trang. Có thể để thuộc tính Nofollow với các Outbound links

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi trình bày trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong việc Onpage SEO tốt hơn, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần thảo luận hãy bình luận phía dưới nhé!

Theo: SEOvietnam

Bài viết liên quan

Để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh trực tuyến thật tốt, doanh nghiệp có thể liên hệ chuyên viên tư vấn SEO và chăm sóc website của WEBSITE84.com đã hỗ trợ thông tin và triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến hiệu quả.

WEBSITE84.com cung cấp dịch vụ quản trị web và chăm sóc web với nguyên lý xây dựng riêng nhằm TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI MUA HÀNG cho doanh nghiệp từ năm 2007.

Công ty chăm sóc web Việt Nam

✅ Điện thoại028 6292 1313

Email: support@website84.com

 

Để lại bình luận của bạn!

.
.
.
.